V MODEL - MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÁC MINH DỰ ÁN

V MODEL - MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÁC MINH DỰ ÁN

V MODEL LÀ TÊN VIẾT TẮT CỦA VERIFICATION PROJECT DEVELOPMENT MODEL, MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÁC MINH DỰ ÁN HAY GỌI TẮT LÀ MÔ HÌNH CHỮ V. 

 

Nguyên lý của V Model.

         Về cơ bản V Model khá giống với mô hình thác nước về cách thực hiện tuần tự các quy trình, mỗi giai đoạn cũng phải được hoàn thành đầy đủ trước khi bắt đầu giai đoạn tiếp theo. Điểm khác biệt so với Waterfall đó là việc xác minh được thực hiện song song với từng giai đoạn.

Hãy cùng xem mô hình minh họa dưới đây:

 

Step 1: URS (User Requirement Specification)

         URS thực hiện quá trình đề ra các yêu cầu đặc tính kỹ thuật của người dùng để xem dự án sẽ thực hiện các loại hạng mục công việc nào. Khi step này được hoàn thành, thì được đưa vào một bước bổ sung thông tin đặc tính thiết kế và yêu cầu đầu vào của người dùng gọi là URS.

Step 2: FDS  (Functional Design Specification)

         FDS thực hiện quá trình đọc và phân tích tính chất của các loại hạng mục công việc, tìm hiểu về hệ thống, thông số kĩ thuật mà người dùng đề ra. Quá trình kiểm tra đi kèm với công năng và thiết kế của từng vị trí phòng đó là: Room Data Sheet (RDS).

Step 3: DQ (Design Qualification)

         Giai đoạn này của V Model được thực hiện trên thông số kỹ thuật và thiết kế công năng cho hệ thống. Nó được coi là mức độ thiết kế chi tiết, vì nó phải cung cấp được giải pháp tổng thể, các nền tảng hạ tầng cơ sở, chi tiết thiết bị vật tư và cấu hình dịch vụ đi kèm. Giai đoạn kiểm tra đi kèm cho bước này được gọi là sơ đồ tuyến ống và thiết bị: Piping and Instrumentation Diagram (P&ID).

Step 4: System Build

         Là bước bắt đầu tiến hành triển khai dự án. Theo sơ đồ tổ chức, mỗi thành viên đảm nhiệm một chức năng nhiệm vụ của riêng mình. Bắt đầu sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng và các công cụ bốc tách ra khối lượng vật tư, nhân công để giám sát thi công hệ thống đúng tiến độ. Bước này được thực hiện xong sẽ tiến hành đưa vào một qui trình giám sát thi công.

Step 5: IQ (Installation Qualification)

         Bước này thực chất chính là việc review của bước 3. Sau khi việc thiết kế và đặc tính kĩ thuật được thực hiện tại bước 3 thành công, thì bước 5 thực hiện xác nhận biện pháp thi công về lắp đặt đấu nối các vật tự, thiết bị. Đảm bảo tối ưu tính thẩm mỹ, độ ổn định. Sau khi bước này được thực hiện, thì có thể xảy ra việc sửa đổi những điểm lắp đặt không hiệu quả, chưa tối ưu. Những điểm chưa thực sự tốt, những điểm không chuẩn theo quy ước. Do đó việc thi công sẽ được thực hiện lại. Khi bước giám sát thi công được thực hiện lại hoàn thành, cũng là lúc cấu hình các thiết bị và hệ thống đạt tới cao nhất của độ chính xác. Tiếp theo đó lần lượt các bước kiểm tra ở trên sẽ được thực hiện lại, để đảm bảo hệ thống chính xác so với yêu cầu. Người ta gọi đó là công đoạn kiểm tra chạy thử và đánh giá rủi ro FAT/SAT/TC và Risk Accessment.

Step 6: OQ (Operational Qualification)

         Bước này chính là việc xác nhận bước 2 và bước 3. Nhà thầu và người dùng sẽ cùng vận hành hệ thống. Đảm bảo hệ thống hoạt động trong phạm vi được dự kiến. Đáp ứng các thông số kĩ thuật và đặc tính thiết kế.

Step 7: PQ (Perfomence Qualification)

         Ở bước này, người dùng sẽ xác nhận lại bước 1 nhằm đánh giá hiệu năng của hệ thống trong một khoảng thời gian. Đáp ứng mong muốn, mục đích của người dùng theo URS đã được đề ra từ ban đầu.

Ưu điểm và Nhược Điểm của V Model:

* Ưu điểm.
- Đơn giản dễ sử dụng.
- Có hoạt động, kế hoạch cụ thể cho quá trình triển khai dự án.
- Tiết kiệm được thời gian, và có cơ hội thành công cao hơn waterfall.
- Chủ động trong việc phát hiện defect, sớm tìm ra nguyên nhân ngay từ những bước đầu.

* Nhược điểm.
- Độ linh hoạt ít, còn tồn tại sự cứng nhắc. Nó thể hiện ở chỗ cứ sau mỗi step thì lại phải có một công đoạn kiểm tra xác nhận.

- Nếu yêu cầu dự án đơn giản và dễ triển khai, thì việc thực hiện nhiều công đoạn xác minh như vậy là tốn thời gian.

- Giống với water fall, sản phẩm của dự án chỉ được xuất hiện khi tất cả các bước được hoàn thành xong, không có nguyên mẫu ngay từ ban đầu.

- Không đáp ứng được yêu cầu dịch vụ vừa phát triển song song với vừa bán sản phẩm.
- Nếu có sự thay đổi về kỹ thuật ở nửa chừng, thì sẽ phải quay lại các bước đầu tiên, thực hiện lại, update lại tài liệu.

Áp dụng V Model cho những dự án như thế nào?

- Dự án có kích thước nhỏ, và trung bình, các yêu cầu dự án là rõ ràng, cố định theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

- Khi nhà thầu triển khai có đội ngũ kỹ thuật tốt, có nguồn tài nguyên phong phú, sẵn có để đảm bảo được yêu cầu, thiết kế nhanh, thi công nhanh và bàn giao nhanh.

- Khi khách hàng có đội ngũ tư vấn, có sự tự tin cao trong yêu cầu thiết kế (nghĩa là ít thay đổi, ít dao động) thì V model là lựa chọn cần thiết.

 

Mời quý khách hàng liên hệ theo:

#QuiLong #Refrigeration #Electrical #Engineering #Technology #VMODEL

Head Office: 15 Lam Son Street, Ward 5, Phu Nhuan District, HCM
Website: 
www.quilonghvac.com

phone